Vi phạm môi trường: Xử "trớt hướt"!
Dịch vụ môi trường - Vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý vi phạm gây nhiều bức xúc trong dân nhưng luật vẫn chưa quy định rõ điều này
Dịch vụ môi trường - Vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý vi phạm gây nhiều bức xúc trong dân nhưng luật vẫn chưa quy định rõ điều này
Tại hội thảo góp ý cho Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) do Đoàn Đại biểu quốc hộ TP HCM tổ chức thì nhiều đại biểu cho rằng luật cần quy định cụ thể về xử phạt vi phạm và sát với thực tế hơn nữa.
Bỏ phong bì thay vì nộp phạt
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã làm cho môi trường sống có những thay đổi nhanh chóng, những thay đổi về tiêu cực đang diễn ra ngày một trầm trọng. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường là một bài toán nan giải giành cho mọi người. Một khi môi trường ô nhiễm nặng sẽ xuất hiện thêm nhiều loại bệnh mới, vi khuẩn mới ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Vậy tại sao vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách cương quyết và triệt để?
Ông Trần Minh Khiêm - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP HCM (đứng) - đề xuất thành lập đội thanh tra môi trường
Theo thông tin mới nhất, Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo đó, từ nay tới hết năm 2020, cả nước xử lý triệt gần 500 cơ sở và tiến đến mục tiêu là không còn cơ sở nào gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng vấn đề ở đây là lộ trình thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra?
Liên quan về xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP HCM - cho rằng khó làm được. Tuy đã thực hiện công tác phân loại cơ sở do thành phố, quận và phường cấp phép, quản lý và kiểm tra nhưng nhiều cơ sở kinh doanh vẫn vi phạm dù đã tiến hành xử lý. Vì vậy, ông đề xuất thành lập đội thanh tra về môi trường để quản lý công tác kiểm tra và xử lý hoạt động vi phạm của các cơ sở.
Việc xử lý vi phạm về môi trường cũng gây nhiều bất bình, nhiều cá nhân, đơn vị vi phạm nhưng vẫn xử lý qua loa. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vi phạm nhỏ mà phạt cả trăm triệu đồng…. Có khi thay vì nộp phạt vài chục triệu thì đơn vị vi phạm chỉ bỏ phong bì 10 triệu đồng cho cán bộ thế là xong!
Chưa sát thực tế
Trong luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) còn nhiều điểm chưa sát cơ sở.Ví dụ: quy định hộ gia đình chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi gia súc. Trong luật chỉ quy định hộ gia đình chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với sinh hoạt con người nhưng không quy định điều kiện chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm. Biện pháp xử lý hiện nay là dùng hầm biogas. Tuy nhiên, nước thải lại gây ô nhiễm môi trường rất cao, luôn vượt chuẩn.
Hoặc trong luật cũng chưa quy định khoảng cách đáp ứng điều kiện vệ sinh môi trường giữa nghĩa địa và khu dân cư là bao nhiêu. Bộ Y tế cũng không có văn bản hướng dẫn về khoảng cách an toàn của nghĩa trang, nghĩa địa đến dân cư.
Liên kết:
Công ty môi trường, Xử lý nước thải
Lập dự án, Công ty môi trường, Xử lý nước thải, Dịch vụ lập dự án
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- ƯU TIÊN KẾ HOẠCH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
- Lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện từ rác ở TP Hồ Chí Minh
- Dự án Bauxite Tây Nguyên sẽ có hiệu quả
- Dự án tuyến đường đẹp nhất Sài Gòn đã thông xe
- Cộng đồng chung tay giữ màu xanh của biển
- Đẩy nhanh tiến độ thẩm tra dự án khu tổ hợp công nghệ cao Samsung
- Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn tại Đà Nẵng
- Dự án Tây Hồ Tây vẫn án binh bất động
- Lập dự án – Đa dạng hóa dịch vụ để thu hút đầu tư
- Sai phạm trong dự án Metropolitan