You are here

Dự án trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới

du_an_trong_cao_su_ket_hop_chan_nuoiDỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI

Đơn vị tư vấn: TRUNG TÂM TƯ VẤN VIẾT DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ IPCC

Tên dự án: Dự án trông cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới

CHI TIẾT DOWNLOAD TẠI ĐÂY

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 

 

I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư 

  Chủ đầu tư                    : 

  Giấy phép ĐKKD        : 

  Ngày đăng ký lần 1     : 

  Ngày đăng ký lần 3     : 

  Đại diện pháp luật       :     Chức vụ         : Giám đốc

  Địa chỉ trụ sở               : Lâm Đồng

  Ngành nghề chính       :

- Trồng rừng, chăm sóc rừng

- Chăn nuôi

  Vốn điều lệ                   :

 

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án 

 Tên dự án                      : Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới

 Địa điểm xây dựng      : tỉnh Lâm Đồng

 Hình thức đầu tư          : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý       : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

du an trong cao su ket hop chan nuoi

 

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam 

II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam 

Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu được nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn.

II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam 

II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su  

Trong những năm gần đây mức sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng gắn liền với xu hướng tăng trưởng kinh tế thế giới và nhu cầu phát triển các ngành kỹ thuật. Nước đứng đầu là Thái Lan, kế đến là Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn chung cung đáp ứng đủ cho cầu, không có sự mất cân đối đáng kể.

Theo báo cáo của IRSG (Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế), mức tiêu thụ cao su trên toàn thế giới ước tính tăng trung bình 2.3%/năm. Trong năm 2007, mức tiêu thụ này đạt khoảng 22.873 triệu tấn (trong đó cao su tổng hợp chiếm 57.2% và  cao su thiên nhiên chiếm 42.8%). Trong các năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của khu  vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, tăng khá nhanh (khoảng 7%/năm).

CHƯƠNG VI:  GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẲNG

 

VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng

VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án

v Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích đất xây dựng                          :136.18 ha

v Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

-   Hàng rào                                               : 3000 m

-   Nâng cấp nhà máy xây xát lúa          : 1000 m2

-   Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò

+ Đồng cỏ                                          : 15 ha

+ Kho chứa thức ăn                          : 990 m2

+ Khu vực nhập xuất                       : 4000 m2

+ Chuồng nhốt bò                            : 2124 m2

+ Sân vận động thả bò                     : 10,000 m2

-   Giao thông nội bộ:

+ Đường nội bộ loại 1                      : 2764 m2

+ Đường nội bộ loại 2                      : 1513 m2

-         Hệ thống xử lý nước thải                 : 106.64 m2

-         Hệ thống xử lý phân                                    : 5,000 m2

-         Khu vực quản lý kinh doanh          : 5844 m2

+ Văn phòng làm việc                     : 460 m2

+ Nhà bảo vệ                                     : 16 m2

+ Nhà công nhân                              : 750 m2

+ Nơi đậu xe                                     : 4004 m2

-         Vườn cao su: 100 ha

+ Hệ thống thoát nước mặt và thoát nước bẩn được bố trí riêng và dẫn về khu xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

+ Nước thải từ các khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại xây đúng quy cách trước khi xả vào cống.

VI.1.2. Giải pháp quy hoạch

Tổ chức một trang trại nuôi bò thịt theo công nghệ mới kết hợp trồng cây cao su với đầy đủ các yêu cầu về công năng sử dụng, có tính thẩm mỹ, kinh tế và bảo đảm có một môi trường kinh doanh tốt, trong lành, sạch sẽ, thoáng mát và đặc biệt trong vấn đề cam kết bảo vệ môi trường.

  • Trang trại chăn nuôi bò:

Thiết kế khu chuồng trại được phối hợp các bộ phận kết cấu thành một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm:

- Hệ thống đồng cỏ: được trồng giống cỏ cao sản nhằm đảm bảo thức ăn xanh thô cho bò

- Hệ thống cung cấp thức ăn: Kho chứa và dụng cụ chế biến thức ăn tinh và thức ăn thô, máy trộn và phân phối thức ăn, lối đi cấp phát thức ăn và máng ăn.

- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước, bơm, bể chứa, đường ống và máng uống nước

- Hệ thống chăm sóc và quản lý bò: Các ô chuồng nhốt bò, đường đi, sân vận động, thiết bị thú y, các thiết bị khác.

- Hệ thống xử lý nước thải: Rãnh thoát, khu vực ao lắng, ao lưu và khu vực sử dụng nước thải

- Hệ thống xử lý phân: Thiết bị thu dọn và xử lý phân, thiết bị ủ và sử dụng phân

- Khu vực quản lý kinh doanh: Văn phòng làm việc, nơi đề xe, nhà ở công nhân.

 

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 

VII.1. Đánh giá tác động môi trường 

VII.1.1. Giới thiệu chung 

Xây dựng Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới được xây dựng tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với diện tích xây dựng: 136.18ha.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng trang trại và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng trang trại khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

CHI TIẾT DOWNLOAD TẠI ĐÂY

 

9 star 35 đánh giá

Bài viết liên quan

Tư Vấn Khách Hàng

0903034381

0918755356