Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
I. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:“Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng” Địa điểm thực hiện ...
I. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:“Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
Địa điểm thực hiện dự án:
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Trong đó:
- Vốn tự có (61,89%) : đồng.
- Vốn vay - huy động (38,11%) : đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Dịch vụ khám chữa bệnh |
116.800,0 |
Khách/năm |
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già |
75.920,0 |
Khách/năm |
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Về lĩnh vực y tế
Theo số liệu của Bộ Y tế, tại Việt Nam ước tính hàng năm chi tiêu cho y tế chiếm xấp xỉ 7% GDP. Theo hãng nghiên cứu thị trường Business International Monitor, tổng chi tiêu y tế của hơn 90 triệu dân Việt Nam hiện chiếm đến 5,8% GDP, cao nhất ASEAN và sẽ đạt đến con số 24 tỉ USD vào năm 2020 nhờ lộ trình xã hội hóa y tế mà Chính phủ đang tiến hành. Chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh là lĩnh vực đặc thù, nơi mà người dân không muốn đặt cược rủi ro sức khỏe của mình vào các bệnh viện mới, ít tên tuổi. Niềm tin vào chất lượng của các bệnh viện trong nước (kể cả công và tư) vẫn còn rất thấp, góp phần giải thích con số 1-2 tỉ USD chảy ra nước ngoài mỗi năm khi người Việt xuất ngoại chữa bệnh. Trong khi các nước chung quanh như Singapore, Malaysia, Thái Lan đang phát triển du lịch y tế tạo nên nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, thì nước ta vẫn chưa có chiến lược nào để tham gia thị trường này dù những nhà quản lý luôn tự hào “bác sĩ Việt Namkhông thua gì bác sĩ nước ngoài”.
Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, yếu kém đó là: Công tác quản lý, điều hành ở một số cơ sở khám, chữa bệnh thiếu tính khoa học, chưa chủ động trong việc xây dựng đề án, kế hoạch đảm bảo cho sự phát triển. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là tuyến huyện, xã còn hạn chế; thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, chuyên khoa sâu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư chưa mang tính đồng bộ dẫn đến hiệu quả khai thác, sử dụng chưa cao. Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh và thủ tục hành chính còn phức tạp, chưa thật sự mang lại sự hài lòng cho người bệnh.
Về y học cổ truyền
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại song song 2 trường phái y học, đó là y học cổ truyền và y học hiện đại. Y học cổ truyền chữa bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm truyền lại từ thời cổ. Y học hiện đại chữa bệnh bằng các hóa chất và phương tiện do con người tạo ra trên cơ sở những kiến thức khoa học tiên tiến. Trước đây, cố Bộ trưởng Bộ Y Tế – Giáo sư, Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng đã đề ra phương hướng xây dựng nền y học Việt Nam trên cơ sở kết hợp Đông y và Tây y. Quan điểm của Bộ Y tế là hoàn toàn đúng đắn vì, xét hai trường phái y học trên có thể thấy mỗi trường phái có những ưu và nhược điểm khác nhau, nếu ta loại bỏ những nhược điểm của 2 trường phái để tận dụng những ưu điểm thì chúng ta sẽ có một trường phái y học hoàn thiện, sẽ đem đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Y học hiện đại chủ yếu học về Bệnh học chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Truyền nhiễm, Phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng, Giải phẫu sinh lý, Kỹ thuật điều dưỡng, Vi sinh – Ký sinh trùng, Vệ sinh phòng bệnh, Dược lý, Kỹ năng giao tiếp, Quản lý và tổ chức y tế và học thực hành lâm sàng thực nghiệm tại các bệnh viện đa khoa dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ. Y học cổ truyền ngoài việc đào tạo các kiến thức y học hiện đại, như bệnh học đại cương, sinh viên sẽ phải học chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền Thực vật dược, Dược lâm sàng, Chế biến dược liệu, Bào chế các dạng thuốc Đông Dược; Dưỡng sinh (kỹ thuật vật lý trị liệu, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị bằng phương thức dùng thuốc y học cổ truyền…).
Theo tiến sĩ Y Dược, Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ngành Y dược cổ truyền đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ bằng liệu pháp chữa bệnh dùng thuốc hoặc không dùng thuốc ở hầu hết các quốc gia Châu Á. Chính vì sự tiện lợi, tính an toàn và hiệu quả của Đông Y nên vai trò và giá trị sử dụng của Y dược cổ truyền ngày càng được nhiều Quốc gia thừa nhận và áp dụng trong phòng, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Về Viện dưỡng lão
Kinh tế xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngày càng được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, tuổi thọ trung bình ngày càng cao vì vậy số người già trong xã hội ngày càng nhiều. Dân số của thành thị vẫn đang có xu hướng tăng nhưng tăng cả về số người trẻ và người già trong khi đó thì ở các vùng nông thôn mức độ già hoá tăng cao hơn trong những năm gần đây do số người trẻ đang được thu hút đi lao động tại thành thị và các khu công nghiệp.
Trong 50 năm qua, tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới đã tăng thêm được 21 tuổi (từ 48 lên 69 tuổi). Thống kê mới nhất của Tổ chức WHO cũng ghi nhận: Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt được tiến bộ đáng kể trong việc gia tăng tuổi thọ trung bình, kể từ năm 1990, thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe, việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng khá thành công. Theo thống kê của Tổ chức WHO, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 75 tuổi, so với 72 tuổi năm 2000 và 68 tuổi của năm 1990. Tương tự, tuổi thọ trung bình của đàn ông Việt Nam cũng tăng từ 64, 68 lên 70 năm. Cũng theo thống kê của Tổ chức WHO, tuổi thọ trung bình cho cả hai giới ở Việt Nam tăng từ 66 tuổi năm 1990 lên 70 tuổi năm 2000 và hiện nay là 72 tuổi (đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 20 ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế giới) nhưng có tới 95% người trên 60 tuổi có bệnh tật, trong đó khoảng 55% người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp; số cụ bà cô đơn đông hơn gấp 5 lần cụ ông... Đó là những vấn đề đáng quan tâm trong khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang tăng nhanh.
Số cụ trên 100 tuổi tăng từ 3.000 cụ năm 1999 lên 7.200 cụ năm 2009. Tuổi thọ bình quân tăng, số lượng người cao tuổi (NCT) tăng là biểu hiện đáng mừng, cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số với sự tăng tốc khá nhanh, hiện nay cừ khoảng 11 người dân đã có 1 người cao tuổi, dự báo đến năm 2030 thì sẽ ở mức 6 người dân sẽ có 1 người cao tuổi.
Tại các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Châu Âu, châu Mỹ, châu Úc…, dân số già đi sẽ gia tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc cho người già, nếu như ở phương Đông, theo truyền thống, cha mẹ khi tuổi cao sức yếu sẽ được con cái phụng dưỡng tại nhà, thì ở phương Tây, những người cao niên được đưa vào sống trong các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Viện dưỡng lão phải là nơi các cụ được sống tập thể, còn minh mẫn, vẫn tham gia công việc khác nhau. Sớm dậy họ tập thể dục, về ăn sáng, ngồi đọc báo, đi bộ, chơi thể thao. Sau đó, các cụ kéo nhau đi làm công tác xã hội: Xuống nhà trẻ, trại mồ côi, chia sẻ với các cháu sự thiếu hụt tình cảm… Viện lão phải là nơi dưỡng tuổi già, phòng tránh bệnh cho họ, tạo đời sống vui vẻ để họ kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, viện dưỡng lão cũng là mái nhà chung nơi người già có thể gặp gỡ và sinh hoạt cùng với những người đồng thế hệ để giảm đi nỗi cô đơn vào tuổi xế chiều.
Ngoài việc cho người già uống thuốc khi học có bệnh cần điều trị bệnh ngoại trú theo đơn hoặc thuốc bổ mỗi ngày, các điều dưỡng viên còn giúp đỡ họ trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Mọi việc khác như giặt giũ quần áo, ra giường, ăn uống, vui chơi giải trí... cũng đều có các nhân viên lo liệu. Ngoài chế độ chăm sóc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất cũng rất tốt. Các cụ ông, cụ bà được ở trong những căn phòng riêng tươm tất, đầy đủ các tiện nghi cơ bản như giường nệm, bàn ghế, tivi, tủ lạnh. Họ có những không gian sinh hoạt chung như phòng tiếp khách, nhà cầu nguyện, nhà ăn, phòng giải trí... Hàng ngày, mỗi người đều có thời khóa biểu sinh hoạt riêng như đi bộ ngoài trời, dự buổi lễ cầu nguyện.
Ngoài ra, Viện Dưỡng lão còn là một nơi để các cụ có thể bầu bạn với nhau, được chăm sóc y tế, được hỗ trợ về tinh thần. Văn hoá ứng xử với người già ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn khi dân trí xã hội ngày một tăng. Xã hội và gia đình luôn nhận thức được rằng người già cũng cần được đầu tư nuôi dưỡng, nghỉ dưỡng đầy đủ để kéo dài tuổi thọ để mang lại nguồn động viên tinh thần cho con cháu và xã hội.
Chính từ thực tế đó việc đầu tư xây dựng một bệnh viện như “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng Nhân Đức”sẽ là rất cần thiết và mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc phục vụ các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân tỉnh nhà. Điều đáng quý hơn chăm sóc y tế cho người dân của tỉnh theo phương châm dịch vụ y tế hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Khác với các bệnh viện thông thường ở Việt Nam, vốn thường chủ yếu tập trung vào chẩn đoán và điều trị, mang đến một lộ trình chăm sóc sức khỏe toàn diện mới, bao gồm: phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe. Khi đi vào hoạt động “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng Nhân Đức”sẽ là một đơn vị tiên phong thu hút khám chữa bệnh tại tỉnh nói riêng và Việt Nam - nơi bệnh nhân có thể trải nghiệm các dịch vụ y tế chất lượng quốc tế ngay tại đất nước mình.
Vì vậy, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng Nhân Đức”tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninhnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhy tế tỉnh Bắc Ninh.
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- VIẾT DỰ ÁN VAY VỐN-XIN CHỦ TRƯƠNG-THUÊ ĐẤT
- Bảng tính phân tích dự án
- Dự án khu nông nghiệp và du lịch sinh thái
- Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi
- Dự án “Kho lạnh Long An”
- Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
- Dự án “Làng nghỉ dưỡng”
- Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”
- Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”
- Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”