You are here

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp

I.  MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP” Địa điểm thực hiện dự án: Diện ...

I.  MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP”

Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 5,4 ha.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án:                 

(

Trong đó:

+       Vốn tự có (30%)                       : đồng.

+       Vốn vay - huy động (70%)        : 84.025.809.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Doanh thu từ khu lưu trú

Lượt khách/năm

                      21.900

Doanh thu từ dịch vụ Spa

 Lượt khách/năm

                      16.425

Doanh thu từ khu vui chơi dã ngoại

Lượt khách/năm

                      43.800

Doanh thu từ dịch vụ nhà hàng

Lượt khách/năm

                      29.200

II.  SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta" Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2025 đưa Viêṭ Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...". Như vậy, du lịch cộng đồng khai thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững cho ngành du lịch nước nhà.

Số liệu từ Tổng cục Du lịch cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2020, khách du lịch nội địa đạt 42,5 triệu lượt. Còn theo Booking.com, du lịch nội địa tại Việt Nam tăng trưởng chưa từng có trong Covid-19, với hành trình trong nước chiếm đến 96% tổng quãng đường du lịch của người Việt trong giai đoạn từ 1-6 đến 31-8. Cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ ước đạt 52%.

Trong bối cảnh đường bay quốc tế chưa khôi phục, du khách nội địa là "phao cứu sinh" của ngành du lịch cả nước. Đây là thời cơ quan trọng để các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, các nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng khai thác mạnh nguồn du khách nội địa - động lực thúc đẩy phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng hiện tại và trong thời gian tới.

Là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, nằm trên ba cao nguyên Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc, ở độ cao trung bình từ 800m - 1.500m so với mực nước biển; phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, phía đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 9.773,54km² (lớn thứ 7 cả nước), dân số 1.312.900 triệu người (năm 2019) với 43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống. Lâm Đồng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu ôn hòa và mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, như thác Cam Ly, Khu du lịch Dankia - Suối Vàng, Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang…; hệ thống hồ, rừng, đồi núi, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động thể thao mạo hiểm, mà còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội…, có giá trị cao về truyền thống, bản sắc và văn hóa tâm linh. Là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời, Lâm Đồng có sự đa dạng về thành phần dân tộc: Kinh, Cơ-ho, Mạ, Nùng, Tày, Chu-ru, Hoa, Mnông, Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ-me, Lô Lô, Cờ Lao, Cống… Người dân Lâm Đồng có truyền thống cần cù, sáng tạo, có khả năng nhạy bén trong kinh doanh và lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, người dân Lâm Đồng cũng vô cùng thân thiện và hiếu khách. Những yếu tố “địa lợi, nhân hòa” mang đến cho Lâm Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch riêng có của mình, từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng, du lịch lễ hội - sự kiện, du lịch sinh thái, du lịch canh nông, du lịch MICE(1) cho đến du lịch thể thao mạo hiểm.

Hoạt động du lịch góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia. Số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch đạt khoảng 13.000 lao động; trong đó, có 80% số lao động trực tiếp đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn và ngoại ngữ. Sản phẩm du lịch ngày càng được đa dạng hóa và Đà Lạt - một trong những điểm đến nổi tiếng của Lâm Đồng với nhiều phong cảnh đẹp lý tưởng - trở thành thương hiệu du lịch không chỉ ở trong nước mà còn ở tầm khu vực. Năm 2016, Đà Lạt đã được Tạp chí New York Times (Mỹ) bình chọn là một trong 52 điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới, Kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn là một trong 9 địa điểm du lịch tuyệt vời ở khu vực châu Á. Năm 2017, thành phố Đà Lạt được cộng đồng quốc tế trao tặng giải thưởng “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN lần thứ tư” tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 14, được tổ chức ở Brunei; giải thưởng “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2018” tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á 2018 (ATF-2018), được tổ chức ở Thái Lan. Năm 2019, hai doanh nghiệp du lịch của tỉnh Lâm Đồng cũng được trao tặng giải thưởng “Du lịch Việt Nam”, là Khách sạn Dalat Palace và Khách sạn La Sapinette Đà Lạt; Khách sạn - Khu nghỉ dưỡng Terracotta Dalat đạt giải thưởng “Khách sạn Xanh ASEAN”, giai đoạn 2020 -2021 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Vì vậy, sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tham vấn từ các chuyên gia, Công ty chúng tôi xin được đề xuất thực hiện dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng văn hoá cao cấp” tại Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng là hướng đi đúng để phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, góp phần gia tăng giá trị của ngành du lịch nói chung và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng.

III.  CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

-       Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

-       Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-       Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

-       Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-       Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-       Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

-       Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

-       Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

-       Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

-       Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

-       Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;

IV.  MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

4.1. Mục tiêu chung

Một phần nội dung đề án đã đưa ra mô hình giúp phát triển cộng đồng. Một trong những phần quan trọng của mô hình gồm: tôn trọng và kết hợp hài hòa những giá trị văn hóa bản địa với tinh hoa văn hóa toàn cầu trong quá trình phát triển; sức khỏe cộng đồng được bảo vệ, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, tạo nên cảnh quan sinh thái.

Phát triển du lịch vừa truyền thống vừa hiện đại để phát huy các giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng sản phẩm du lịch xung quanh hệ thống tài nguyên du lịch rừng. Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa cộng đồng; vui chơi giải trí, đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh nhà.

Tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa dân tộc, giao lưu về các sản phẩm như trà, cà phê, tơ lụa v.v.. là những đặc sản mang đậm nét văn hóa của vùng Tây Nguyên.

Giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế từ hoạt động của dự án.

Góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng; du lịch trải nghiệm. Đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng các khu vui chơi mạo hiểm, khu nghỉ dưỡng mà loại hình du lịch công đồng còn thiếu. Từ đó đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh nhà.

4.2. Mục tiêu cụ thể

-       Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Lâm Đồng.

-       Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lâm Đồng.

Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

 

9 star 35 đánh giá

Bài viết liên quan

Tư Vấn Khách Hàng

0903034381

0918755356