Dự án nhà máy sản xuất tinh dầu cám gạo
Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Nhà Máy Sản Xuất Tinh Dầu Gạo Địa điểm xây dựng: Hình thức ...
Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
- Tên dự án: Nhà Máy Sản Xuất Tinh Dầu Gạo
- Địa điểm xây dựng:
- Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai và thực hiện dự án.
- Tổng mức đầu tư của dự án: Trong đó:
ĐVT: 1.000 đồng
TT |
Nội dung |
Số tiền |
Tỷ lệ |
1 |
Vốn tự có |
.306 |
30,00% |
2 |
Vốn vay tín dụng |
.715 |
70,00% |
3 |
Tổng |
58. 1.021 |
100,00% |
1.3. Sự cần thiết đầu tư
Tại Hội nghị Dầu gạo Quốc tế 2018 tổ chức ở Việt Nam vừa qua, hơn 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia đã khẳng định ngành công nghiệp dầu gạo Việt đang đứng trước nhiều cơ hội lớn...
Đó là những lợi thế đến từ người tiêu dùng khi xu hướng chuộng thực phẩm có lợi cho sức khỏe đang tăng cao.Bên cạnh đó, ngành dầu gạo còn non trẻ, thị trường rộng mở và lợi thế sở hữu vùng nguyên liệu lúa gạo dồi dào để sản xuất dầu gạo nguyên chất, tuy nhiên ngành này lại đang gặp khó trong khâu tiếp thị.
Dầu gạo chứa hàng loạt dưỡng chất chống oxy hóa trong cám gạo như Gamma - Oryzanol, vitamin E và 27 loại phytosterols có khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch cùng hơn 60 loại bệnh khác. Tại Nhật Bản, quốc gia sống thọ nhất nhì trên thế giới nhờ chế độ ăn uống lành mạnh từ lâu đã gọi dầu gạo là "dầu của trái tim".
Ở Mỹ, New Zealand, Australia..., dầu gạo được mệnh danh là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Tim mạch Mỹ (AHA)… khuyên dung
Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP liên tục nằm trong những quốc gia nhanh nhất thế giới từ sau những năm 1990 đã góp phần thay đổi đáng kể chất lượng cuộc sống và nâng cao thói quen tiêu dùng của người dân. Trước đây người dân quen sử dụng mỡ động vật thì nay đã chuyển sang sử dụng dầu thực vật, trong đó có dầu gạo nhằm hạn chế các vấn đề mỡ máu, béo phì, tim mạch,...
Hiện nay mỗi năm toàn cầu mới chỉ sản xuất 1,7 triệu tấn dầu gạo. Ấn Độ là một trong những quốc gia sản xuất nhiều nhất cũng ở khoảng 1 triệu tấn mỗi năm.Nhật Bản dùng dầu gạo hàng thập kỷ nay và mỗi năm tiêu thụ 90.000 tấn, trong đó có gần 30.000 tấn nhập khẩu. Trung Quốc cũng phải vừa sản xuất vừa thu mua dầu gạo từ các nước khác trong khu vực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Tiến sĩ Yuanrong Jiang - Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Wilmar Global R&D Center đánh giá thị trường dầu gạo mới chỉ chiếm 1,18% thị phần ở Trung Quốc, 3% ở Nhật Bản và 4% ở Ấn Độ.
Ở Việt Nam, dầu gạo hiện đứng thứ 3 danh sách dầu thực vật phổ biến trong căn bếp mọi gia đình. Tuy nhiên, lượng dầu gạo tiêu thụ trong nước năm 2017 cũng chỉ đạt 7.700 tấn, cách xa top trên gồm dầu cọ là 730.000 tấn và dầu đậu nành là 222.000 tấn.
Như vậy, cơ hội cho dầu gạo Việt chen chân vào thị trường quốc tế cũng như chinh phục thị trường trong nước đang rất lớn.
Ông B.V Mehta - Chủ tịch Hiệp hội Chiết tách dung môi Ấn Độ, nhận định: "Là quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn của thế giới Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành dầu gạo. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới Việt Nam sẽ được lọt vào top các nước sản xuất chính về dầu gạo".
Với sản lượng gạo xuất khẩu gần 6 triệu tấn mỗi năm, Việt Nam có tiềm năng to lớn trong sản xuất dầu gạo.Hiện tại, Việt Nam các nhà máy sản xuất trích ly dầu gạo còn hạn chế. Trong nước ta có tiềm năng rất lớn về lúa gạo và có thể thu mua trực tiếp nguồn cám gạo tươi dồi dào và đảm bảo từ nông dân. Dây chuyền tinh chế dầu gạo hiện đại bậc nhất thế giới của hãng DeSmet Ballestra (Bỉ) nên dầu gạo Việt Nam được đánh giá có chất lượng tương đương dầu gạo sản xuất ở các quốc gia phát triển, đáp ứng hệ tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế khó tính như New Zealand, Australia,...
Mặt khác, thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) nước ta liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu 4 mặt hàng: gạo, cà phê, điều, hạt tiêu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 10 tháng năm 2019, khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 5,56 triệu tấn với 2,43 tỷ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Hậu Giang có chuyển biến tích cực, song đến nay, sản phẩm gạo chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh và một số địa bàn lân cận; sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo khá khiêm tốn. Nguyên nhân là do việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất gặp một số khó khăn, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến còn hạn chế và nông dân vẫn có thói quen canh tác cũ. Trước những khó khăn đó, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng bộ giống lúa phục vụ việc phát triển lúa hàng hóa theo nhóm. Trong đó, để hướng tới xuất khẩu, các loại gạo thơm, năng suất cao như Japonica (gồm: J02, VAAS16, ĐS1) có triển vọng khá được đưa vào gieo cấy ở một số địa phương trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên trên địa bàn toàn huyện chưa có một nhà máy sản xuất tinh dầu gạo nào để chế biến các thụ phẩm từ lúa gạo.Với sản lượng lúa hàng hóa lớn, nhưng nông dân trong huyện lại gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ vì sản xuất chưa thật sự theo nhu cầu của thị trường.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, hướng đến xuất khẩu gạo, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động thu hút các hộ nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất các sản phẩm về lúa gạo. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất lúa gạo an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Nhà Máy Sản Xuất Tinh Dầu Gạo” để giải quyết các vấn đề về cám gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo. Nhằm tăng giá trị hàng hóa nông sản cho địa phương.
1.4. Các căn cứ pháp lý.
- Luậtđầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 2611/2014.
- Nghị định số 118/2015/ NĐ – CP ngày 12/11/2015 v/v huớng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
- Nghị định số 59/2015/NĐ – CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư 16/2019/TT-BXDngày 26 tháng 12 năm 2019về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Qua nghiên cứu, xem xét khả năng nguồn nguyên liệu trên địa bàn dự án.
- Căn cứ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng ngày càng tăng trong thời điểm kinh tế thị truờng hiện nay và những năm sắp đến.
1.5. Mục tiêu dự án.
1.5.1. Mục tiêu chung.
Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất tinh dầu gạo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm tạo ra phần giá trị tăng thêm sản lượng và doanh thu hàng năm của Công ty. Tận dụng được vùng nguyên liệu tại tỉnh Hậu Giang nói riêng và của các khu vực lân cận nói chung, do đó tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh tốt nhất trên thị trường.
Việc đầu tư Nhà máy sản xuất tinh dầu gạo trên địa bàn tỉnh Hậu giang bao gồm nhà xuởng, máy móc thiết bị chế biến nhập khẩu mới nhất phục vụ cho việc chế biến từ nguồn nguyên liệu của Công ty, của các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao, mẫu mã phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nuớc.
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương như nguồn nguyên liệu, lao động, cơ sở hạ tầng… và thị truờng tiêu thụ ngày càng tăng nhằm mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, tăng thu ngân sách Nhà nuớc. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh và đóng góp vào sự phát triển đất nước.
Trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện phương châm đầu tư theo chiều sâu như hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao tay nghề cho công nhân tiến đến sản xuất sản phẩm có giá trị cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5.2. Mục tiêu cụ thể.
Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu gạo được tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Thu mua cám gạo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Phát triển công nghệ sản xuất bảo quản với kỹ thuật cao hơn.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ cho thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo đầu ra sản phẩm.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương góp phần ổn định an sinh xã hội.
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- Dự án bãi đỏ xe kết hợp trung tâm thương mại
- Dự án điện mặt trời áp mái
- Dự án khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng
- Dự án khu dân cư
- Dự án khu thương mại nghĩ dưỡng
- DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
- DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI
- Dự án nông nghiệp công nghệ cao
- Dự án trang trại chăn nuôi gia cầm
- Dự án trang trại trồng nấm