Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
I. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “XÂY DỰNG CẦU CẢNG NHẬP XUẤT HÀNG NÔNG SẢN” Địa điểm thực hiện dự ...
I. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“XÂY DỰNG CẦU CẢNG NHẬP XUẤT HÀNG NÔNG SẢN”
Địa điểm thực hiện dự án:Thôn Đông Xuân, Xã Tam Giang, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:,0 m2.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.
Trong đó:
- Vốn tự có (30%) : đồng.
- Vốn vay - huy động (70%) : 27.013.523.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa |
2.190 |
lượt/năm |
Dịch vụ sửa chữa, vệ sinh thiết bị vận tải |
1.095 |
lượt/năm |
Dịch vụ kiểm tra kỹ thuật |
438 |
lượt/năm |
Dịch vụ kho bãi |
2.400 |
tấn/năm |
Dịch vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa |
730 |
lượt/năm |
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Về quy hoạch phát triển cảng biển
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán khảo sát, lập quy hoạch phát triển cảng biển Chu Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu của quy hoạch là phát triển hệ thống cảng biển Chu Lai là một trong các đầu mối về giao thông vận tải, giao thương trong nước và quốc tế của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây nguyên; cửa ngõ kết nối ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan. Ưu tiên tối đa mặt nước, đường bờ, khu đất cho việc phát triển cảng, dịch vụ hậu cảng, logistics và giao thông kết nối với các khu bến Kỳ Hà, Chu Lai, Tam Giang, Tam Hòa, có các bến cảng tổng hợp, container, chuyên dùng và bến vận tải hành khách đảm bảo công suất cảng đủ đáp ứng dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua cảng theo từng giai đoạn.
Điều chỉnh phạm vi phục vụ của cảng bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Nam, một phần bắc Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam Lào, từ đó điều chỉnh quy mô công suất cảng trong các giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030. Điều chỉnh quy mô cỡ tàu đến cảng, trong giai đoạn đến năm 2030, quy hoạch phát triển cảng Chu Lai đảm bảo cho tàu 30.000 DWT đầy tải và có thể tiếp nhận các tàu 50.0000 DWT hoặc lớn hơn lợi dụng mực nước thủy triều ra, vào cập cảng.
Đánh giá năng lực tuyến luồng hiện hữu và nghiên cứu quy hoạch mở thêm tuyến luồng mới từ khu vực Cửa Lở kết nối vào các khu bến: Chu Lai, Tam Giang, Tam Hòa, đảm bảo cho tàu 30.000 - 50.000 DWT trở lên ra vào thuận lợi; quy hoạch phát triển thêm các bến cảng hàng hóa (trong đó có các bến chuyên dùng: gas, xăng dầu…) và các bến vận tải hành khách phục vụ du lịch.
Phấn đấu từ cảng loại II (cảng tổng hợp địa phương) thành cảng loại I (cảng quốc gia, đầu mối khu vực). Làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng các bến thủy nội địa, các hạng mục công trình nằm dọc hai bên bờ sông đấu nối vào tuyến đường thủy; đảm bảo kết nối giữa các khu bến, các khu logistics sau cảng với các khu công nghiệp, các vùng kinh tế lân cận, đáp ứng yêu cầu hình thành, phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng và toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên nói chung theo đúng chủ trương đã được duyệt.
Dự kiến diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 5.186ha, thuộc các xã Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải của huyện Núi Thành.
Về nhu cầu bảo quản nông sản
Ở nước ta, tính trung bình, tổn thất do không có phương pháp bảo quản đúng sau thu hoạch đối với cây có hạt khoảng 10%, đối với cây củ là 10-30%. Khi vận chuyển đi xa, đến các khu vực tiêu thụ, quá trình bốc dỡ hàng hóa, bảo quản tại kho bãi tại cảng lại thêm thách thức mới cho việc bảo quản thực phẩm. Chính vì thế mà các công nghệ bảo quản, hệ thống kho lạnh bảo quản nên được đầu tư. Kho lạnh bảo quản nông sản sẽ giúp giảm được tổn thất về số lượng, cũng như chất lượng, đồng thời đóng góp tích cực trong việc duy trì chất lượng nông sản trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhxuất nhập khẩu nông sản và hàng hóacủa tỉnh Quảng Nam.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật số 95/2015/QH13 Bộ luậtHàng hải Việt Nam của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
- Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Nghị định 147/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải;
- Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
- Phát triển dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhxuất nhập khẩu nông sản và hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
- Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Quảng Nam.
-
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Quảng Nam.
- Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển mô hìnhcảng biển xuất nhập khẩu hàng nông sảnchuyên nghiệp, hiện đại, giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Hình thành khu xuất nhập khẩu nông sản và hàng hóa chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.
- Cung cấp giải pháp xuất nhập khẩu cho thị trường khu vực tỉnh Quảng Nam và khu vực lân cận.
- Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa |
2.190 |
lượt/năm |
Dịch vụ sửa chữa, vệ sinh thiết bị vận tải |
1.095 |
lượt/năm |
Dịch vụ kiểm tra kỹ thuật |
438 |
lượt/năm |
Dịch vụ kho bãi |
2.400 |
tấn/năm |
Dịch vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa |
730 |
lượt/năm |
- Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Quảng Namnói chung.
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
- Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
- Dự án trang trại heo giống công nghệ cao
- Dự án nhà máy chế biến nông sản thủy sản
- Lập Dự Án Trang Trại Heo Giống Công Nghệ Cao
- Lập Dự Án Trung Tâm Đào Tạo Điều Dưỡng, Chăm Sóc Sức Khỏe và Tầm Soát Ung Thư
- Tư Vấn Lập Dự Án Sản Xuất Bánh Mì Tươi
- Tư Vấn Lập Dự ÁnTrại Heo Giống 10000 Con Công Nghệ Cao Việt Thắng Bình Định
- Tư Vấn Lập Dự ÁnTrại Heo Giống 5000 Con Công Nghệ Cao Việt Thắng Bình Định
- Tư VẤn Lập Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Thức Ăn Việt Thắng Long An