DU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
I. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Trang trại chăn nuôi tôm thẻ và nuôi trồng nông thủy sản công nghệ ...
I. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Trang trại chăn nuôi tôm thẻ và nuôi trồng nông thủy sản công nghệ cao”
Địa điểm thực hiện dự án:…………..
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: …………………. ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: ………………. đồng.
(Hai trăm linh ba tỷ, bảy trăm hai mươi triệu, hai trăm bốn mươi lăm nghìn đồng)
Trong đó:
- Vốn tự có (39,27%) : 80.000.000.000 đồng.
- Vốn vay - huy động (60,73%) : 123.720.245.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản xuất thức ăn tôm cá |
411,4 |
tấn/năm |
Chăn nuôi tôm thẻ |
662,4 |
tấn/năm |
Chăn nuôi thủy sản khác |
216,0 |
tấn/năm |
Nuôi trùn quế |
90,0 |
tấn/năm |
Trồng cây ăn quả nhà màng |
240,0 |
tấn/năm |
Trồng măng tây và rau củ khác |
360,0 |
tấn/năm |
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Về phát triển nông nghiệp
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu.
Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác… tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ đầu ra cho phẩm, dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá… khả năng cạnh tranh kém trên thị trường.Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung – cầu, giá cả phụ thuộc vào thương lái, hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ gia đình còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trồng trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết.
Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến và liên kết chuỗi, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và chế biến nông sản là cấp bách và cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào ngành chế biến cũng như sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.Việc thành lập một hệ thống nông nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường trồng trọt chuyên nghiệp.
Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, hình thành vùng nguyên liệu tập trung và liên kết chuỗi trong giá trị sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Việc sản xuất nông nghiệp chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và liên kết chuỗi giá trị sẽ giúp giải quyết được vấn đề đầu ra cho nông sản và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
Sự hình thành của vùng nguyên liệu liên kết chuỗi trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp chế biến sâu, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Và Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp.
Về chăn nuôi tôm
Mặt khác, những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng, bên cạnh mô hình nuôi tôm truyền thống, tại địa phương đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nuôi tôm, trong đó có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh, siêu thâm canh bước đầu đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ cao, nhằm góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ cho nghề nuôi tôm đang còn nhiều nan giải.
Đối tượng tôm thẻ chân trắng đã được cho phép phát triển nuôi ở các tỉnh từ các đây hơn 10 năm với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, nhằm đa dạng đối tượng nuôi và xuất khẩu thủy sản. Tuy là đối tượng có nguồn gốc ngoại lai, nhưng tôm thẻ chân trắng lại có nhiều đặc điểm sinh học khá ưu việt, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và nguồn nước ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và xâm nhập mặn, nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đã xuất dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giá trị của con tôm. Đặc biệt, việc ứng dụng KH&CN vào lĩnh vực quan trắc và kiểm soát môi trường nước trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ĐBSCL đang bộc bộ nhiều bất cập.
Để hỗ trợ các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ngày 23/7/2020, Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) đã tổ chức hội thảo giới thiệu kết quả đề tài: “Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong quan trắc và kiểm soạt môi trường nước trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh tại các vùng nuôi tập trung ở ĐBSCL” nhằm tìm hiểu nhu cầu thực tiễn và khả năng tiếp cận để chuyển giao công nghệ đến các hộ nuôi.
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, nhu cầu tôm của thế giới đến năm 2021 là 5.300.000 tấn, đến năm 2025 sẽ là 6.525.000 tấn; trong đó, nhu cầu tôm của các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản cũng liên tục tăng và sản lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất khiêm tốn.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang trại chăn nuôi tôm thẻ và nuôi trồng nông thủy sản công nghệ cao”tại ….nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp công nghệ caocủa Thành phố Hà Nội.
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- VIẾT DỰ ÁN VAY VỐN-XIN CHỦ TRƯƠNG-THUÊ ĐẤT
- Bảng tính phân tích dự án
- Dự án khu nông nghiệp và du lịch sinh thái
- Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
- Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi
- Dự án “Kho lạnh Long An”
- Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
- Dự án “Làng nghỉ dưỡng”
- Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”
- Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”