You are here

Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi

Tên dự án: “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” Địa điểm thực hiện dự án:. Diện ...

Tên dự án: “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”

Địa điểm thực hiện dự án:.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án:                đồng.

(Hai nghìn, năm trăm sáu mươi tám tỷ, năm trăm hai mươi ba triệu, ba trăm sáu mươi mốt nghìn đồng)

Trong đó:

  • Vốn tự có (15%)                       :.000 đồng.
  • Vốn vay - huy động (85%)        : 000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Trồng gáo vàng

687.500,0

m3/năm

Trồng cây hông

516.964,6

m3/năm

Thu phụ phẩm dưới tán rừng

60.223,2

tấn/năm

Trồng cây dược liệu khác

16.500,0

tấn/năm

 

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường.Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua các năm. Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều dự án phát triển kinh tế như thuỷ điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch… chưa chú trọng đến bảo vệ, phát triển rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm suy giảm chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên.

Phát triển du lịch sinh thái rừng theo hướng bền vững

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du lịch rừng theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết.

Để phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Để đảm bảo phát triển bền vững cần phải thực hiện những nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững đó là: Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý; hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải; phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng; phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế – xã hội; chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch; thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan; chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường.

Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Ở nước ta, khái niệm phát triển bền vững được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước bằng công tác tăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, cũng được khẳng định thông qua các chủ trương qua các kỳ đại hội, trở thành những định hướng quan trọng cho các ngành, trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định nguyên tắc phát triển bền vững và du lịch bền vững là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo của ngành Du lịch.

Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn hệ sinh thái: Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và hệ sinh thái. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng phải phù hợp với điều kiện của môi trường.

Hiệu quả: Đánh giá các phương thức và biện pháp phát triển về mặt đo lường chi phí, thời gian, tiền và lợi ích của xã hội và cá nhân. Trong phát triển du lịch phải đạt được hiệu quả về lượng vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh.

Cân bằng: Đảm bảo sự phát triển bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân và hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và tương lai, giữa con người và thiên nhiên.

Giữ gìn bản sắc văn hóa: Đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa.

Cộng đồng: Du lịch phải tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường thông qua đầu tư vào các hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp…

Công bằng và phát triển: Đề cập đến việc hòa nhập, cân bằng và hài hòa giữa các yếu tố giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch…

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”tại huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phướcnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông lâm nghiệpcủa tỉnh Bình Phước.

9 star 35 đánh giá

Bài viết liên quan

Tư Vấn Khách Hàng

0903034381

0918755356