You are here

Dự án “Làng nghỉ dưỡng”

Tên dự án:“DỰ ÁN LÀNG NGHỈ DƯỠNG ” Địa điểm thực hiện dự án:  Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến ...

Tên dự án:“DỰ ÁN LÀNG NGHỈ DƯỠNG ”

Địa điểm thực hiện dự án:

 Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Trong đó:

  • Vốn tự có (29.56%)                            : đồng.
  • Vốn vay - huy động (70.44%)             : 192.995.242.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Số lượng bán vé vào cổng

158.400,0

lượt/năm

Doanh thu từ dịch vụ nhà hàng, ẩm thực

138.240,0

lượt/năm

Doanh thu từ căn tin, giải khát

136.800,0

lượt/năm

Doanh thu từ dịch vụ câu cá giải trí

9.360,0

lượt/năm

Doanh thu từ lưu trú nghỉ dưỡng

72.000,0

lượt/năm

Doanh thu từ dịch vụ khác ( trò chơi,…)

10%

 

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Hòa Bình phấn đấu phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp hẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.

Theo đề án, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, Khu du lịch Mai Châu và những địa phương có tiềm năng du lịch như Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy.

Tỉnh phát triển du lịch theo hướng dẫn bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy văn hóa, tiềm năng, lợi thế của địa phương và xây dựng nông thôn mới

Các dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng-chữa bệnh-chăm sóc sức khỏe; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, du lịch hội thảo, kinh tế ban đêm sẽ được tập trung phát triển …Chú trọng khai thác thị trường vùng thủ đô Hà Nội song song với mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

 

Tỉnh đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025, thu hút đầu tư đạt trên 20.000 tỷ đồng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao; cơ sở lưu trú đạt trên 6.000 phòng.

Đến năm 2025, tỉnh sẽ đón 4,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động, trong đó gần 9 nghìn lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch; tiếp tục duy trì mức tăng trưởng của ngành du lịch, phấn đấu xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt các điều kiện của Khu du lịch Quốc gia vào năm 2025.

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025 đã đề ra 11 giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bao gồm tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch.

Tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch; phát triển thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền quảng quá, xúc tiến du lịch; mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch an toàn, vệ sinh, thân thiện, văn minh.

Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch, nâng cao khả năng hội nhập của du lịch Hòa Bình với hoạt động phát triển du lịch ở trong nước, khu vực và trên thế giới; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện, có môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch và phát triển bền vững.

Theo thống kê, tỉnh Hòa Bình có 101 di tích được xếp hàng và 100 di tích chưa được xếp hạng. Ngoài ra, có trên 30 khu, điểm du lịch, trong đó, đã công nhận 9 điểm du lịch địa phương và 1 khu du lịch cấp tỉnh. Đây là tiềm năng lớn để ngành Du lịch từng bước đầu tư khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Trong thời gian qua, số lượng khách du lịch và thu nhập từ hoạt động du lịch đạt tốc độ tăng trưởng khá. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã đón hơn 12.500 nghìn khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2016-2019 tăng 10,7%.

Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lượng khách du lịch giảm, chỉ đạt 65,5% so với kế hoạch đề ra. Tổng thu từ khách du lịch đến tỉnh đạt trên 7.700 tỷ đồng, đây là mức tăng nhanh và ổn định.

Toàn tỉnh có 72 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch còn hiệu lực, chiếm 12,2% tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 20,594 tỷ đồng.

Nhiều khu, điểm du lịch sinh thái được xây mới như Mai Châu Hideway, Mai Châu Ecolodge, Bakhan Village Resort (Mai Châu); Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Dụ và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sunset (Lương Sơn); An Lạc Farm và Serena Resort (Kim Bôi),...

Các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, thu hút một số nhà đầu tư trong và ngoài nước lập dự án đầu tư phát triển du lịch như: Dự án Cáp treo và khu phức hợp vui chơi giải trí sân Golf (thành phố Hòa Bình), Khu du lịch nghỉ dưỡng Mai Đà Resort và Dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Lương (Đà Bắc); khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Hồ Hòa Bình và Khu du lịch sinh thái hồ Gươm sông Đà (Tân Lạc)...

Hiện nay, tỉnh đang tập trung ưu tiên cho một số tập đoàn lớn như Sungroup, Tân Hoàng Minh, FLC nghiên cứu, khảo sát lập các dự án quy mô lớn, chất lượng cao tại khu du lịch hồ Hòa Bình và huyện Kim Bôi, Lạc Sơn theo quy hoạch.

Cùng với đó, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi du lịch như điểm du lịch cộng đồng Đá Bia, Mó Hém (Đà Bắc), Ngòi Hoa, xóm Chiến (Tân Lạc).

Đến nay, Điểm du lịch cộng đồng Đá Bia được nhận giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN và 4 điểm du lịch cộng đồng được công nhận là sản phẩm OCOP.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành du lịch tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động du lịch./.

 

Du lịch kết hợp

Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta" Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2025 đưa Viêṭ Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...". Như vậy, du lịch cộng đồng khai thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững cho ngành du lịch nước nhà.

Số liệu từ Tổng cục Du lịch cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2020, khách du lịch nội địa đạt 42,5 triệu lượt. Còn theo Booking.com, du lịch nội địa tại Việt Nam tăng trưởng chưa từng có trong Covid-19, với hành trình trong nước chiếm đến 96% tổng quãng đường du lịch của người Việt trong giai đoạn từ 1-6 đến 31-8. Cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ ước đạt 52%.

Trong bối cảnh đường bay quốc tế chưa khôi phục, du khách nội địa là "phao cứu sinh" của ngành du lịch cả nước. Đây là thời cơ quan trọng để các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, các nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng khai thác mạnh nguồn du khách nội địa - động lực thúc đẩy phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng hiện tại và trong thời gian tới.

 

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án Dự án Làng nghỉ dưỡng”tại  nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhdu lịch nghỉ dưỡngcủa tỉnh Hòa Bình.

 

 

9 star 35 đánh giá

Bài viết liên quan

Tư Vấn Khách Hàng

0903034381

0918755356