Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp” Địa điểm thực hiện dự án:. Diện ...
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”
Địa điểm thực hiện dự án:.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.
(Tám trăm tỷ, một trăm chín mươi mốt triệu, sáu trăm bảy mươi sáu nghìn đồng)
Trong đó:
- Vốn tự có (15%) : đồng.
- Vốn vay - huy động (85%) : 680.162.924.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Nhà máy sản xuất sợi |
1.700,0 |
tấn/năm |
Nhà máy sản xuất bông |
1.400,0 |
tấn/năm |
Vùng trồng nguyên liệu |
59.910,0 |
tấn/năm |
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Cây gai xanh rất có giá trị kinh tế, thân và vỏ dùng sản xuất sợi dệt vải chất lượng cao; lá sử dụng trong chế biến bánh gai, tách chiết lấy tinh dầu; thân cây gai được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy. Đặc biệt, cây gai xanh dễ chăm sóc, có thể trồng trên đất dốc 10%, khả năng chịu hạn tốt. Gai xanh là cây công nghiệp, chủ yếu trồng lấy vỏ để sản xuất thành nguyên liệu sợi may mặc, giấy... Điểm nổi bật của cây gai xanh là trồng một lần nhưng có thể cho thu hoạch 5-6 lứa/năm, thời gian khai thác của cây kéo dài trong khoảng 10 năm. Lá cây gai xanh còn sử dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và bào chế dược liệu.
Mỗi ha gai xanh có thể thu trên 28 triệu đồng
Bắc Giang là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn và từ lâu nay vẫn có cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá “cố thủ”, với câu đùa dân gian khá quen thuộc là khấm khá nhờ “4 chữ L”- luồng, lợn, lúa, lạc”. Tuy đã có những nỗ lực trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhưng chính quyền và nông dân vẫn còn nhiều điều trăn trở, bởi nhiều loại cây trồng khác, trong đó có mía đường đang chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao trước những biến động của thị trường trong thời đại hội nhập khá mạnh hiện nay. Việc đưa giống mới vào sản xuất gặp không ít trở lực về tâm lý của người trồng do đã trải qua thăng trầm của nhiệu loại cây trồng trước đây. Song, năm 2016 này, Băc Giang đã quyết “vượt ải” bằng việc đưa giống mới có hiệu quả kinh tế cao hơn một số loại cây đã đưa vào trước đó. Đó là việc triển khai trồng mới giống cây gai xanh AP1.
Báo cáo khoa học của nhóm nghiên cứu đề tài thuộc Viện Di truyền nông nghiệp nêu rõ: Năm 2012, giống gai xanh AP1 được nhập về Việt Nam. Từ năm 2013 đến năm 2016, giống gai xanh AP1 được chọn lọc, khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất tại một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Các kết quả đánh giá trong những năm qua đều cho thấy AP1 là giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên của Bắc Giang, đây là giống cho mật độ sợi lớn và sản lượng cao.
Liên tục mở rộng diện tích
Từ năm 2016, tỉnh Bắc Giang đã mở rộng các mô hình sản xuất giống gai xanh AP1 tại một số huyện với diện tích hơn 120ha. Theo Viện Di truyền nông nghiệp, giống được nhập khẩu từ năm 2012, đã ổn định về mặt di truyền và có nhiều đặc tính ưu việt, có năng suất cao, chất lượng xơ tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất gai xanh tại tỉnh Bắc Giang. Giống AP1 sinh trưởng khỏe, có thời gian sinh trưởng giữa 2 lần thu hoạch 50 – 55 ngày, có thể cho thu hoạch 4- 5 lần/năm, thích hợp với điều kiện đất đai và sinh thái tại Bắc Giang. Giống này có khả năng đẻ nhánh khỏe, thân thẳng, đốt thân dài, không phân cành, năng suất thực thu đạt 1,4 – 1,7 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng TH2 trồng phổ biến ở địa phương
Nhóm đề tài cũng nêu đề nghị cơ quan quản lý nhà nước ở T.Ư và địa phương, hội đồng khoa học các cấp đánh giá, công nhận giống gai xanh mới AP1 là giống chính thức phục vụ sản xuất. Theo đánh giá, tính phù hợp cuả giống mới này với việc canh tác và sử dụng sản phẩm tại địa phương - nơi có nghề truyền thống làm bánh gai, tạo công ăn việc làm cho nông dân, góp phần kích cầu cho nông dân, phù hợp với nhu cầu tái có cấu ngành nông nghiệp. Đại diện Sở NNPTNT, UBND các huyện, xã và đại diện các hộ đang trồng giống gai xanh đều đánh giá cao kết quả xây dựng mô hình, đồng tình với việc đề nghị đưa giống cây mới này vào diện quy hoạch để tái có cấu ngành nông nghiệp.
Theo các nhà khoa học, ưu việt của giống gai xanh AP1 so với các loại cây trồng khác ở chỗ cây này thuộc loại lưu gốc, có vòng đời 10 năm – trồng 1 lần thu hoạch 10 năm và mỗi năm thu hoạch đến 4-5 lần hoặc hơn nữa. Đồng thời, nhà đầu tư có chính sách ưu đãi đặc biệt với người trồng: bảo đảm giao giống đủ và kịp thời, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trồng và chăm sóc cho đến khi thu hoạch, hỗ trợ kinh phí trong quá trình trồng...
Việc chuyển đổi các loại cây trồng trên đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ở tỉnh Bắc Giang là bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, không những tận dụng được tối đa diện tích, phủ xanh đất trống mà đang là hướng đi phù hợp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp cùng với các hộ dân mở rộng vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh phù hợp với quy mô, khả năng tiêu thụ để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”tại tỉnh phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhcông nghiệp dệt và sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang.
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- VIẾT DỰ ÁN VAY VỐN-XIN CHỦ TRƯƠNG-THUÊ ĐẤT
- Bảng tính phân tích dự án
- Dự án khu nông nghiệp và du lịch sinh thái
- Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
- Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi
- Dự án “Kho lạnh Long An”
- Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
- Dự án “Làng nghỉ dưỡng”
- Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”
- Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”