Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp trồng trọt nông dược
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng trọt nông dược” Địa điểm thực hiện ...
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng trọt nông dược”
Địa điểm thực hiện dự án:. Tỉnh Bình Thuận.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 2.310.000,0 m2 (231,0 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 157.257.911.428 đồng.
(Một trăm năm mươi bảy tỷ, hai trăm năm mươi bảy triệu, chín trăm mười một nghìn, bốn trăm hai mươi tám đồng)
Trong đó:
- Vốn tự có (30%) : 47.177.373.428 đồng.
- Vốn vay - huy động (70%) : 110.080.538.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Bán vé tham quan du lịch sinh thái |
75.600,0 |
lượt khách/năm |
Cho thuê nhà nghỉ dưỡng |
180,0 |
phòng |
Nhà hàng, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí |
56.700,0 |
lượt khách/năm |
Dịch vụ spa, massge vật lý trị liệu, xông hơi |
11.340,0 |
lượt khách/năm |
Trồng dược liệu |
253,7 |
tấn/năm |
Trồng rừng |
18.360,0 |
m3/năm |
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
2.1. Về phát triển du lịch sinh thái rừng
Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường.Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua các năm. Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều dự án phát triển kinh tế như thuỷ điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch… chưa chú trọng đến bảo vệ, phát triển rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm suy giảm chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên.
Phát triển du lịch sinh thái rừng theo hướng bền vững
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du lịch rừng theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết.
Để phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Để đảm bảo phát triển bền vững cần phải thực hiện những nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững đó là: Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý; hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải; phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng; phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế – xã hội; chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch; thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan; chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường.
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Ở nước ta, khái niệm phát triển bền vững được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước bằng công tác tăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, cũng được khẳng định thông qua các chủ trương qua các kỳ đại hội, trở thành những định hướng quan trọng cho các ngành, trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định nguyên tắc phát triển bền vững và du lịch bền vững là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo của ngành Du lịch.
Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững
Bảo tồn hệ sinh thái: Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và hệ sinh thái. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng phải phù hợp với điều kiện của môi trường.
Hiệu quả: Đánh giá các phương thức và biện pháp phát triển về mặt đo lường chi phí, thời gian, tiền và lợi ích của xã hội và cá nhân. Trong phát triển du lịch phải đạt được hiệu quả về lượng vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh.
Cân bằng: Đảm bảo sự phát triển bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân và hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và tương lai, giữa con người và thiên nhiên.
Giữ gìn bản sắc văn hóa: Đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa.
Cộng đồng: Du lịch phải tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường thông qua đầu tư vào các hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp…
Công bằng và phát triển: Đề cập đến việc hòa nhập, cân bằng và hài hòa giữa các yếu tố giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch…
2.2. Về phát triển và nuôi trồng dược liệu
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp bền vững, nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.
Trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là một nội dung quan trọng của tỉnh Gia Lai.
Việc ứng dụng tiêu chuẩn trồng, sản xuất và sơ chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn công nghệ cao đã nâng cao giá trị cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời đã hình thành một số vùng sản xuất dược liệu chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, hay một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, thu nhập của người dân được nâng cao.
Mặt khác, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà tuy có nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp bền vững, nông nghiệp công nghệ cao,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực hiện mô hình canh tác nông nghiệp dược liệu theo hướng bền vững và ứng dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới mang tính hàng hóa thực sự.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp dược liệu của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp dược liệu tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất dược liệu thúc đẩy phát triển theo hướng hiện đại hoá.
Ngoài ra, đối với ngành Dược liệu/Thảo dược là nguồn tài sản vô giá, giải quyết được hầu hết các bệnh ở người như viêm gan B, viêm não, tiểu đường, kiết lị, tiêu chảy, … Điểm ưu việt của sản phẩm chiết suất từ dược liệu được nuôi trồng có kiểm soát và thu hái tự nhiên là an toàn với người bệnh, ít tác dụng phụ nhưng có tác dụng hỗ trợ, phòng chống và điều trị các bệnh mãn tính, bệnh chuyển hóa, bệnh thông thường và cả một số bệnh nan y, ngoài ra một số dược liệu còn có thể được sử dụng như nguồn thực phẩm hữu cơ hàng ngày do quy trình và điều kiện trồng được thực hiện kiểm soát tốt các dư lượng hóa chất, thuốc BVTV….
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: Phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra.
Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh được đánh giá là phù hợp với trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tích canh tác cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây dược liệu, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem là trung tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động sau này. Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất sau này.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng trọt nông dược”tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuậnnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông lâm nghiệp và du lịch sinh tháicủa tỉnh Bình Thuận.
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- VIẾT DỰ ÁN VAY VỐN-XIN CHỦ TRƯƠNG-THUÊ ĐẤT
- Bảng tính phân tích dự án
- Dự án khu nông nghiệp và du lịch sinh thái
- Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
- Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi
- Dự án “Kho lạnh Long An”
- Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
- Dự án “Làng nghỉ dưỡng”
- Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”
- Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”