DỰ ÁN KHU RESORT NGHỈ DƯỠNG BÃI BIỂN HỒ TRÀM
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “KHU RESORT NGHỈ DƯỠNG BÃI BIỂN HỒ TRÀM” Địa điểm thực hiện dự án: ...
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“KHU RESORT NGHỈ DƯỠNG BÃI BIỂN HỒ TRÀM”
Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 30.000,0 m2 (3,00 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 260.776.133.000 đồng.
(Hai trăm sáu mươi tỷ, bảy trăm bảy mươi sáu triệu, một trăm ba mươi ba nghìn đồng)
Trong đó:
- Vốn tự có (20%) : 52.155.227.000 đồng.
- Vốn vay - huy động (80%) : 208.620.907.000 đồng.
Tiến độ đầu tư:
- Giai đoạn 1 (54,51%) : 142.159.296.000 đồng.
- Giai đoạn 2 (45,49%) : 118.616.838.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Bán vé tham quan |
194.400,0 |
lượt khách/năm |
Dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng |
300,0 |
phòng |
Kinh doanh nhà hàng dịch vụ |
126.360,0 |
lượt khách/năm |
Dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe |
29.160,0 |
lượt khách/năm |
Dịch vụ vui chơi giải trí, lều trại |
32.400,0 |
lượt khách/năm |
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng phát triển của nước ta. Hàng năm ngành du lịch đóng góp rất nhiều trong GDP Việt Nam. Một trong những thành công lớn của ngành du lịch đó là thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế. Để có thể tìm hiểu và phát huy thế mạnh du lịch cần đi sâu và tìm hiểu các xu hướng phát triển du lịch Việt Nam.
Nhìn lại du lịch Việt Nam năm 2021
Đang trong đà tăng tốc đầy khí thế của năm 2019, năm 2020, du lịch lao đao. So với năm 2019, Việt Nam mất 80% lượng du khách quốc tế; khách nội địa giảm 50%; ngành thiệt hại 530.000 tỷ đồng... Người ta đã nghĩ rằng đó là “đáy” và ngành du lịch sẽ vượt qua, chỉ cần nỗ lực.
Nhưng năm 2020 chưa phải là kết thúc. Năm 2021, liên tiếp các đợt dịch Covid-19 bùng phát khiến những người làm trong ngành du lịch chưa kịp ngẩng mặt thu lãi bù lỗ đã vội lo toan cho những khoản đầu tư vừa bỏ ra. Họ chấp chới, không biết bao giờ mới trở lại bình thường. Sau mỗi đợt dịch, những người làm du lịch thấp thoáng hy vọng được trở lại những cung đường, những nhộn nhịp tour, khách, sản phẩm. Nhưng rồi chưa kịp mở ra, cánh cửa lại đóng sầm trước mắt, đợt dịch Covid-19 thứ tư khiến mùa du lịch hè đóng băng. Có doanh nghiệp du lịch muốn cố bám trụ với nghề thậm chí đã hối tiếc vì nếu chuyển hướng sớm, mức lỗ có thể đỡ nặng nề hơn. Những chỉ số thống kê của ngành du lịch chỉ là những con số buồn. Năm 2021, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục giảm sâu. Ước tính số liệu khách du lịch nội địa 10 tháng đầu năm nay đạt 32,3 triệu lượt (chỉ bằng 44,7% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó, khách lưu trú chỉ đạt 16,2 triệu lượt (bằng 44% so với năm 2019).
Trong bối cảnh đường bay quốc tế chưa khôi phục, du khách nội địa là "phao cứu sinh" của ngành du lịch cả nước. Đây là thời cơ quan trọng để các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, các nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng khai thác mạnh nguồn du khách nội địa - động lực thúc đẩy phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng hiện tại và trong thời gian tới.
Định hướng quy hoạch du lịch quốc gia
Theo Quy hoạch hệ thống du lịch xác định, đến năm 2045 phát triển du lịch sẽ theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên văn hóa của đất nước.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 933/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, quy hoạch hệ thống du lịch bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững kinh tế biển, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được thông qua Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng thời, phải phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Lập quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, lâu dài; khắc phục được những tồn tại, bất cập, bảo đảm phát huy lợi thế quốc gia, tiềm năng, thế mạnh du lịch của từng vùng, từng địa phương.
Ngoài ra, phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, doanh nghiệp; Sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng; Bảo đảm tính liên kết với khu vực và thế giới, giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; Khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; Phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng và nhu cầu thị trường.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan phong phú, cộng thêm nền văn hóa đa dạng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hàng đầu tại châu Á. Tuy nhiên, du lịch sinh thái ở Việt Nam, cũng giống như ở nhiều nước khác, vẫn còn là một khái niệm thường chưa được hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, điều đó gây tác động tiêu cực đến môi trường và người dân địa phương, làm thất vọng du khách.
Du lịch sinh thái là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch hiện nay. Du lịch sinh thái dường như là hình thái du lịch đầu tiên nhằm vào các vấn đề bền vững trong du lịch, và có ảnh hưởng lớn trong việc xanh hóa ngành du lịch, thông qua nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phúc lợi của cộng đồng địa phương đối với sự thành công của ngành du lịch.
Xây dựng phương án mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3
Sau những kết quả tích cực từ chương trình thí điểm đón du khách quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý để tất cả các địa phương đủ điều kiện, được thực hiện thí điểm đón khách quốc tế.
Sáng 15/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp bàn phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, gắn với từng bước phục hồi kinh tế-xã hội.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông tin việc xây dựng phương án mở lại hoạt động du lịch.
Trên tinh thần khẩn trương nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì 3 cuộc hội thảo để tổng hợp ý kiến đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về lộ trình mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh việc mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới phải dựa trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, đồng thời tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được triển khai từ tháng 11/2021 đến ngày 10/2 đã có những kết quả tích cực, đón được gần 9.000 khách du lịch quốc tế, đảm bảo điều kiện an toàn, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý để tất cả các địa phương đủ điều kiện, được thực hiện thí điểm đón khách quốc tế.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tại cuộc họp, đại diện một số bộ, ngành đã tập trung thảo luận nội dung chi tiết, xây dựng phương án để có thể mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3, theo tinh thần khẩn trương nhất, thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi hoạt động du lịch, gắn với từng bước phục hồi kinh tế-xã hội.
Các biện pháp kiểm soát người đi lại được đưa ra khi dịch bùng phát từ năm 2020 đến nay, sẽ được dỡ bỏ; cùng với đó là những giải pháp kiểm soát dịch bệnh theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt, thực hiện nghiêm thông điệp 5K mọi lúc, mọi nơi.
Cụ thể, về việc cấp thị thực nhập cảnh (visa), trước đó, Việt Nam đã miễn visa đơn phương cho 13 nước và song phương cho 88 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, do dịch COVID-19 bùng phát từ năm 2020 và tùy theo diễn biến dịch tại các nước, Chính phủ đã có Nghị quyết ngừng cơ chế miễn visa này.
Trong điều kiện bình thường mới, các bộ, ngành thống nhất, báo cáo Chính phủ cho phép, đến thời điểm ngày 15/3 sẽ dừng áp dụng các biện pháp giới hạn về xin cấp thị thực nhập cảnh cho khách quốc tế và thực hiện như trước khi có dịch COVID-19, bao gồm cấp visa điện tử, miễn visa đơn phương, song phương.
Bên cạnh đó, thay vì đăng ký theo tour, tuyến du lịch như trong thời gian thí điểm trước đó, khách quốc tế khi đến Việt Nam chỉ cần đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Y tế.
Cụ thể, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nêu rõ: “Du khách quốc tế dưới 11 tuổi không bắt buộc phải tiêm vaccine phòng COVID-19, vì Việt Nam chưa áp dụng tiêm cho đối tượng này. Khách quốc tế từ 12 tuổi trở lên phải được tiêm ít nhất 2 mũi vaccine phòng COVID-19, mũi thứ 2 không quá 6 tháng hoặc có chứng nhận khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công nhận."
Đồng thời, khách quốc tế bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay (trong vòng 24 giờ đối với phương pháp xét nghiệm nhanh, 72 giờ đối với phương pháp RT-PCR).
Với các nước có quy định khắt khe hơn sẽ áp dụng theo quy định của các nước này, đồng thời cài ít nhất một ứng dụng quản lý y tế theo quy định của cơ quan chuyên môn Việt Nam và bật liên tục trong thời gian ở tại Việt Nam...
Đối với khách quốc tế nhập cảnh qua đường hàng không, những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ phải xét nghiệm nhanh ngay tại sân bay. Những người còn lại phải về thẳng nơi lưu trú đã đăng ký, tự cách ly trong vòng 24 giờ và thực hiện xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR, tiếp tục tự theo dõi y tế trong vòng 14 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện nghiêm 5K. Đối với khách quốc tế nhập cảnh qua đường bộ được xét nghiệm ngay tại cửa khẩu trước khi nhập cảnh.
Các bộ, ngành thống nhất với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khách quốc tế khi vào Việt Nam phải đóng phí bảo hiểm để hưởng mức bảo hiểm 10.000 USD (trung bình mức đóng 30 USD/người) trong trường hợp phải điều trị COVID-19 tại Việt Nam.
Trường hợp khách quốc tế có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, cơ sở lưu trú có trách nhiệm làm việc với cơ quan y tế, chính quyền địa phương để cách ly, quản lý, điều trị tương tự như người Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh sau hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19, ngành Du lịch nói riêng, nền kinh tế đất nước nói chung, gặp rất nhiều khó khăn. Trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, mỗi bộ, ngành phải khẩn trương, trách nhiệm trong thực hiện hiệu quả các giải pháp mở cửa lại hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch.
Sau cuộc họp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan để có hướng dẫn kịp thời, chi tiết về việc mở cửa lại hoạt động du lịch, sớm có báo cáo Chính phủ.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Khu Resort nghỉ dưỡng 4 sao bãi biển Hồ Tràm”tại Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàunhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhdu lịch nghỉ dưỡngcủa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- VIẾT DỰ ÁN VAY VỐN-XIN CHỦ TRƯƠNG-THUÊ ĐẤT
- Bảng tính phân tích dự án
- Dự án khu nông nghiệp và du lịch sinh thái
- Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
- Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi
- Dự án “Kho lạnh Long An”
- Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
- Dự án “Làng nghỉ dưỡng”
- Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”
- Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”