Dự án trồng rừng gỗ lớn
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Trồng rừng gỗ lớn” Địa điểm thực hiện dự án:………………… Diện ...
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Trồng rừng gỗ lớn”
Địa điểm thực hiện dự án:…………………
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng………………… ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: ………………………..000 đồng.
(Tám mươi hai tỷ, tám trăm tám mươi hai triệu, chín trăm mười bảy nghìn đồng)
Trong đó:
- Vốn tự có (15%) ………………..000 đồng.
- Vốn vay - huy động (85%) : …………………….000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản lượng trồng gỗ tếch |
2.536,1 |
m3/năm |
Sản lượng trồng gỗ dầu |
3.804,2 |
m3/năm |
Sản lượng trồng gỗ xà cừ |
1.342,1 |
m3/năm |
Sản lượng trồng dược liệu dưới tán rừng |
3.833,7 |
tấn/năm |
Sản lượng thu nhặt phụ phẩm dưới tán rừng |
268,4 |
tấn/năm |
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Quản lý bảo vệ rừng và tiềm năng phát triển trồng rừng
Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm. Trồng rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng.
Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác kiệt quệ. Việc tổ chức sản xuất ngành lâm nghiệp gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vẫn còn hạn chế, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra; tốc độ phát triển rừng còn chậm và hiệu quả kinh doanh rừng trồng còn thấp...
Trong thời gian tới, các hoạt động, tổ chức sản xuất lâm nghiệp cần được củng cố toàn diện và đồng bộ, trong đó trọng tâm là quản lý rừng bền vững, đẩy mạnh phát triển rừng và phát triển dược liệu dưới tán rừng, thu hút người dân tham gia phát triển kinh tế rừng, cải thiện sinh kế từ rừng.
Để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lâm nghiệp; tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng; kiện toàn lực lượng kiểm lâm để thực thi công vụ hiệu quả.
Ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ phát triển gắn với cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng tích cực tham gia làm nghề rừng và hưởng lợi từ rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Chú trọng việc đầu tư phát triển rừng và trồng dược liệu dưới tán rừng. Theo đó, đẩy mạnh việc giao đất đối với diện tích do UBND cấp xã tạm quản lý, đảm bảo đất lâm nghiệp có chủ thực sự, từ đó người dân yên tâm đầu tư phát triển rừng. Để khuyến khích người dân và các tổ chức kinh tế đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất, cần có cơ chế thu hút đầu tư nhà máy chế biến gỗ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, làm đòn bẩy để mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất và cây phân tán của địa phương, khai thác sử dụng diện tích đất dốc, đất nương rẫy bạc màu hiện còn rất nhiều trên địa bàn tỉnh.
Sử dụng có hiệu quả môi trường rừng tự nhiên đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng, khai thác các dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tạo ra giá trị kinh tế mới, trong đó chú trọng phát triển những loài có giá trị cao dưới tán rừng tự nhiên như: Sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến, mật ong rừng và các loại dược liệu khác gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên.
Đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiền trồng rừng thay thế để phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng bằng những loài cây bản địa, đặc hữu góp phần nâng cao độ che phủ, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó tác động của biến đổi khí hậu.
Ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp từ khâu chọn tạo giống, trồng, chăm sóc bảo vệ rừng đến chế biến gỗ, trong đó khâu chọn tạo giống là khâu đột phá. Thực tiễn cho thấy, cây lâm nghiệp có chu kỳ sinh trưởng rất dài, 5-7 năm sau mới thấy được hiệu quả, nếu bộ giống trồng rừng không đảm bảo chất lượng sẽ gây thiệt hại kinh tế và môi trường rất lớn. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xác định các giống cây lâm nghiệp năng suất, chất lượng, giá trị cao, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái của tỉnh.
Cùng với đó là sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng, trọng tâm là thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp.
Nhân rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện chính sách đồng quản lý rừng trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận giữa chủ rừng và các đối tượng tham gia quản lý. Đẩy mạnh công tác cho thuê rừng để quản lý bảo vệ rừng kết hợp phát triển dược liệu, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ môi trường rừng. Tích tụ đất đai để phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ lớn.
Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; sử dụng hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các đối tượng được thụ hưởng, theo hướng sử dụng nguồn này để hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thôn khu vực gần rừng, góp phần sử dụng hiẹu quả quỹ đất trống của địa phương.
Đẩy mạnh kêu gọi thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực để đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra các mặt hàng đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện đảm bảo quản lý tập trung các cơ sở chế biến lâm sản.
Huy động tối đa các nguồn lực tài chính và lồng ghép các nguồn vốn, chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên cùng địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để để thực hiện các dự án trồng rừng, liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng sản xuất, xây dựng nhà máy chế biến lâm sản tạo động lực đầu ra cho sản phẩm gỗ nguyên liệu rừng trồng.
Tiềm năng phát triển dược liệu
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Hiện nay, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà con người mất nhiều thời gian và công sức theo đuổi trong nhiều năm qua. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cũng dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người, nhất là những người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, bệnh mới nổi và bệnh khó chữa.
Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý Dược, không chỉ là những bài thuốc, cây thuốc đơn thuần mà y học cổ truyền còn là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo vệ, phát huy, phát triển. Do đó, việc triển khai mạnh mẽ nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam là yêu cầu tất yếu được đặt ra trong tình hình hiện nay.
Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh được đánh giá là phù hợp với trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tích canh tác cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây dược liệu dưới tán, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem là trung tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động sau này. Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu công nghệ cao và xây dựng nhà máy chiết xuất tại tỉnh là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất sau này.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trồng rừng gỗ lớn .”tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhlâm nghiệpcủa tỉnh Đắk Lắk .
Bài viết liên quan
Tin cùng chuyên mục
- VIẾT DỰ ÁN VAY VỐN-XIN CHỦ TRƯƠNG-THUÊ ĐẤT
- Bảng tính phân tích dự án
- Dự án khu nông nghiệp và du lịch sinh thái
- Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
- Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi
- Dự án “Kho lạnh Long An”
- Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
- Dự án “Làng nghỉ dưỡng”
- Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”
- Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”