You are here

TRỒNG RỪNG PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG, ĐỒI TRỌC

GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/ MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Trồng rừng phủ xanh đất trống, ...

GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/ MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc”

Địa điểm thực hiện dự án:

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án:                đồng.

Trong đó:

  • Vốn tự có (50%)                       : 100.000.000.000 đồng.
  • Vốn vay - huy động (50%)        : 100.000.000.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Trồng tre lấy gỗ

371.809,4

m3/năm

Thu hoạch măng tre

47.975,4

tấn/năm

 

 

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

2.1. Cơ sở thực tiển phát triển rừng Sơn La

Sơn La là một tỉnh nằm ở Trung tâm vùng Tây Bắc diện tích tự nhiên 1.410.983 ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 817.890 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh. Rừng trên địa bàn tỉnh có vai trò phòng hộ đầu nguồn rất quan trọng cho các công trình thủy điện Quốc Gia trên sông Đà và còn gắn liền với nguồn sống, sinh kế và ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của gần 85% dân số ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm chỉ đạo, độ che phủ rừng tăng ổn định qua các năm, công tác xây dựng và quản lý quy hoạch 3 loại rừng được điều chỉnh kịp thời đồng bộ với yêu cầu tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; công tác phát triển vốn rừng tập trung chỉ đạo theo định hướng các chương trình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh, bước đầu hình thành một số sản phẩm lâm sản đặc thù; đóng góp nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, trong đó đặc biệt là thủy điện đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ rừng liên tục tăng qua các năm; đời sống của người dân sống gần rừng từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển rừng tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Các chỉ tiêu về khôi phục phát triển rừng, độ che phủ rừng chưa đạt kế hoạch được giao; giá trị kinh tế của rừng thấp, tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng sản xuất nông nghiệp, khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra. Công tác phát triển rừng tại một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào phát triển rừng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, chưa hình thành phát triển được các chuỗi giá trị lâm đặc sản đặc thù nâng cao thu nhập và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm sản; việc quản lý sử dụng kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa thực sự hiệu quả chưa đầu tư thỏa đáng trở lại cho việc phát triển bền vững vốn rừng và nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường rừng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến cực đoan, tình trạng khô hạn diễn ra ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là khu vực Tây bắc, đã có những ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tính đa dạng sinh học của rừng, chất lượng rừng bị suy giảm nên rừng đã không giữ được vai trò phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là bảo đảm sinh thủy phát triển thủy điện một cách bền vững.

Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững phù hợp với đặc điểm của tỉnh, khả năng huy động nguồn lực, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp dịch vụ môi trường, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng của khu vực Tây Bắc.

2.2. Tổng quan trồng trọt tre nứa tại Việt Nam

Tre nứa với khoảng 1.300 loài phân bố rộng rãi trên cả Bắc và Nam bán cầu, từ độ cao ngang mặt biển đến độ cao 4000 - 5000m, là một trong những nhóm Lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhất của nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước vùng Nam và Đông Nam châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tre ở Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi từ rất lâu đời trong xây dựng nhà cửa, trong giao thông (làm cầu phà, thuyền, mảng), trong hầm mỏ thay gỗ chèn, trong nông nghiệp làm nông cụ... Rất nhiều đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như: giường, chiếu, bàn ghế, mành, thúng mủng, rổ rá, đến đũa ăn, tăm xỉa răng đều làm bằng tre. Hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ sản xuất từ nguyên liệu tre ngày càng nhiều và trở thành hàng hoá tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Măng tre là món ăn phổ biến của mỗi người dân. Gần đây tre được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, chế biến ván thanh, ván ép, than hoạt tính... Việc phát triển gieo trồng, chế biến các mặt hàng tre nứa đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, mang lại công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt người dân vùng nông thôn và miền núi.

Với những giá trị và lợi ích nêu trên, tre đã được xác định là một trong những nhóm Lâm sản ngoài gỗ cần được ưu tiên trong quá trình phát triển rừng và LSNG của Việt Nam trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, măng tre là một trong những món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Có rất nhiều loại măng như: măng tre, măng trúc, măng tây, măng nứa, măng vầu…Trong măng chứa nhiều chất xơ, măng tốt cho sức khỏe và có thể giúp điều trị, ngăn ngừa một số bệnh.

2.3. Giá trị kinh tế của cây tre

Không chỉ là vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường, tre còn mang đến nhiều giá trị cho nền kinh tế quốc gia. Tre mảnh mai nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn. Nhờ trồng tre mà nhiều cuộc đời đã thay đổi, nhiều gia đình đã vươn lên giàu có. Giá trị kinh tế của cây tre là điều không thể phủ nhận.

Tre sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt:

Không giống các loài cây khác, tre có thể phát triển ở mọi vùng đất: từ đất vườn đến nương rẫy, từ bờ suối đến vùng núi cao. Đặc biệt, tre có thể chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt, những khóm tre xanh chính là hàng rào bảo vệ con người khỏi sự tàn phá của thiên nhiên.

Là loài cây có sức sống mãnh liệt, tre không cần kỹ thuật cao hay công sức chăm sóc. Thậm chí, không đòi hỏi phân bón hay thuốc trừ sâu, tre lớn lên mạnh mẽ trong điều kiện tự nhiên đơn thuần.

Một trong những lợi ích không thể không nhắc đến: tre góp phần tích cực bảo vệ môi trường đất. Vì thế ở những vùng đất bị hư hỏng do chăn thả quá mức hoặc các điều kiện nông nghiệp nghèo nàn, người dân thường trồng tre như một cách khởi đầu để khôi phục đất đai.

Khác với gỗ, trồng tre có chi phí ban đầu tương đối thấp nên giảm gánh nặng đầu tư cho người nông dân. Trồng tre rất nhanh thu hồi vốn vì mọi bộ phận của tre đều có giá trị kinh tế.

Măng tre có giá trị dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng tại các nước phương Tây:

Lá tre tươi dùng làm nguyên liệu gói bánh, lá tre khô làm phân hữu cơ.

Thân tre dùng làm vật liệu xây dựng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nước ngoài.Rễ tre dùng làm chất đốt.

Các sản phẩm từ tre đều là sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, nên nhiều khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn 15% để mua được chúng. Dù chỉ là vật liệu thô sơ, nhưng nhiều sản phẩm mây tre đan tinh xảo vẫn có giá trị lên đến hàng nghìn USD.

Tre chỉ cần 3-5 năm để trưởng thành. Sau khi thu hoạch, tre lại tự tái sinh mà không cần trồng mới. Cứ như vậy, tre mang lại giá trị kinh tế hầu như quanh năm.

Chính phủ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đang khuyến khích nông dân phát triển cây tre để thay thế các loại cây lấy gỗ đang cạn kiệt.

2.4. Việt Nam có diện tích rừng tre lớn

Với 1,4 triệu ha rừng tre, Việt Nam là nước có diện tích trồng tre lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mianma. Đặc biệt, giá tre ở Việt Nam chỉ bằng ⅓ so với tỉnh Anji, Trung Quốc nên mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh.

Giá trị kinh tế, giá trị văn hóa, giá trị bản địa mà tre đem đến quá lớn, và chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.

2.5. Tre thu hoạсh nhanh và tái sinh liên tụс

Trong khi quặng sắt mất hàng trăm năm để hình thành, các loại cây lấy gỗ cần tối thiểu 15 năm mới có thể khai thác được, thì tre chỉ cần 3-5 năm. Đặc biệt, sau khi khai thác, trе sẽ tự tái tạo mà không cần trồng mới như cây gỗ.

Phương thức sinh sản сhủ yếu của tre là sinh sản vô tính bằng thân ngầm, măng mọc từ thân ngầm sẽ phát triển ra khỏi mặt đất để thành thân tre. Vì đặc tính này của tre mà rừng tre cứ phát triển và tái sinh liên tục.

Chính vì những lý dо trên, tre được xem là nguồn nguуên lіệu bền νững. Một công trình làm từ tre đượс xử lý tốt thì tuổi thọ của nó có thể kéo dài cả trăm năm.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án Trồng rừng tre trúc phủ xanh đất trống, đồi trọc”tại Tỉnh Sơn Lanhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông lâm nghiệpcủa tỉnh Sơn La.

Dự án rất mong các kinh nghiệm về trồng, khai thác và chế biến tre của thế giới sẽ được áp dụng một cách sáng tạo tại Việt Nam và góp phần phát triển một mặt hàng lâm sản có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường này.

9 star 35 đánh giá

Bài viết liên quan

Tư Vấn Khách Hàng

0903034381

0918755356